Các Bệnh Về Da Và Những Thông Tin Cần Biết
- salestop1danang
- 13 janv. 2020
- 3 min de lecture
Dernière mise à jour : 26 avr. 2020
Các bệnh về da không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và những nguy cơ tìm ẩn về sức khỏe. Để chủ động tốt nhất cho sức khỏe của mình, hãy trang bị những kiến thức cơ bản nhất đối với các bệnh về da. Đọc ngay thông tin dưới đây bạn nhé!
1. Dấu Hiệu Các Bệnh Về Da
Các bệnh về da có rất nhiều triệu chứng bệnh, các dấu hiệu xuất hiện trên da không phải lúc nào cũng là bệnh về da. Những bất thường trên da thường là triệu chứng của rối loạn da bao gồm:
Các nốt trên da màu đỏ hoặc trắng
Phát ban, có thể đau hoặc ngứa
Da có vảy hoặc thô ráp
Da bong tróc
Loét
Vết loét mở hoặc tổn thương
Da khô, nứt nẻ
Mảng da bị đổi màu
U, cục, mụn cóc
Thay đổi màu sắc hoặc kích thước nốt ruồi
Mất sắc tố da
Đỏ da mặt quá mức

2. Nguyên Nhân Gây Các Bệnh Về Da
Các bệnh về da bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Vi khuẩn bị tích tụ trong lỗ chân lông và nang lông
Nấm, ký sinh trùng hoặc vi sinh vật sống trên da
Virus
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chất kích thích hoặc người khác bị nhiễm bệnh
Yếu tố di truyền
Bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến giáp, hệ thống miễn dịch, thận và các hệ thống cơ quan khác
Nhiều tình trạng sức khỏe và các yếu tố về sinh hoạt, lối sống cũng có thể dẫn đến sự phát triển của một số bệnh lý da. Một số tình trạng da không có nguyên nhân được biết đến.
Nếu nhận thấy bản thân hay người nhà của mình có các dấu hiệu của bệnh về da thì nên làm gì? Bạn không quá am hiểu về da liễu thì giải pháp tốt nhất chính là tìm đến bác sĩ để tham khám.
>>> Lưu ngay: 10+ phòng khám da liễu uy tín ở Đà Nẵng
3. Ngăn Ngừa Các Bệnh Về Da
Một số bệnh lý da không thể phòng ngừa, bao gồm các tình trạng do di truyền và một số vấn đề về da do các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa một số bệnh lý về da khác không thuộc yêu tố di truyền.
Thực hiện theo các mẹo sau để ngăn ngừa các bệnh về da nhiễm trùng:
Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên.
Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và ly uống nước với người khác.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với da của những người bị nhiễm trùng.
Làm sạch mọi thứ ở nơi sinh hoạt công cộng trước khi sử dụng chúng, chẳng hạn như thiết bị phòng tập thể dục.
Không dùng chung, chia sẻ các vật dụng cá nhân, như chăn, lược chải tóc hoặc đồ bơi với người khác
Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
Uống nhiều nước.
Tránh căng thẳng quá mức về thể chất hoặc tinh thần.
Áp dụng chế độ ăn đủ dinh dưỡng.
Tiêm vắc-xin phòng một số bệnh da nhiễm trùng, chẳng hạn như thủy đậu.

Đối với các bệnh về da không nhiễm trùng:
Các bệnh về da không nhiễm trùng như mụn trứng cá và viêm da dị ứng, đôi khi có thể phòng ngừa được. Phương pháp phòng ngừa khác nhau tùy thuộc vào điều kiện. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa một số rối loạn da không nhiễm trùng:
Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng và nước sạch mỗi ngày.
Sử dụng kem dưỡng ẩm.
Tránh các chất gây dị ứng từ môi trường và từ chế độ ăn uống.
Tránh tiếp xúc với hóa chất khắc nghiệt hoặc các chất kích thích khác.
Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
Uống nhiều nước.
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
Bảo vệ làn da của bạn khỏi quá lạnh, nóng và gió.
Tìm hiểu kỹ kiến thức các bệnh về da chính là một trong những bước quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của da. Với các trường hợp có thể tự giải quyết ở nhà một cách an toàn Những trường hợp không thể xử lý thì tốt nhất hãy đi khám bác sĩ để điều trị tốt nhất. Quan tâm và bảo vệ sức khỏe cho làn da của mình bạn nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 1 Bác Sĩ Dinh Dưỡng Ở Đà Nẵng Đáng Tin Nhất
Comments